Thứ Ba, 16 tháng 4, 2013

chống ăn mòn cho sắt thép , kim loại

Từ xưa đến nay biện pháp chống ăn mòn cho sắt thép là điều mọi người quan tâm hàng đầu khi lựa chọn sử dụng vật liệu này ứng dụng vào các công trình dân dụng và công nghiệp .
Các quốc gia phải tiêu tốn chi phí rất lớn cho công tác chống ăn mòn kim loại của các công trình. Ở các nước công nghiệp phát triển, chi phí cho công tác chống rỉ sét và ăn mòn chiếm bình quân khoảng 4% GDP hàng năm của quốc gia.

Các  biện pháp chống ăn mòn thường thấy phổ biến :

BIỆN PHÁP CHỐNG RỈ SÉT & ĂN MÒN TRUYỀN THỐNG
Các biện pháp chống rỉ và ăn mòn phổ biến hiện nay là sử dụng các vật liệu ít bị ăn mòn, các vật liệu này thường có giá thành cao, chỉ lắp đặt ở những nơi không bị ngập nước và biện pháp phổ biến nhất là dùng sơn phủ bảo vệ. Lớp sơn phủ bảo vệ nhằm tạo một lớp màng chắn (barrier) cách ly kim loại với môi trường nhưng khi lớp bảo vệ này bị hỏng thì hơi ẩm thâm nhập và ăn mòn tấn công vào bên dưới lớp sơn gây phồng rộp và ăn mòn nên có tuổi thọ thấp chỉ vài năm.
Đối với các công trình bị ngập nước hay chôn trong đất thì kết hợp thêm biện pháp chống ăn mòn catốt (cathodic protection). Biện pháp này đã được sử dụng rộng rãi trên thế giới như các giàn khoan biển, cầu cảng, hệ thống bồn bể đường ống đều có hệ thống chống mòn catốt.
Chống ăn mòn catốt là sử dụng bản chất của quá trình ăn mòn điện hóa để xây dựng thành một hệ gồm catốt (kim loại cần bảo vệ) và anốt. Anốt được chọn như Mg, Al, Zn làm vật liệu hy sinh thay thế cho sắt thép cần bảo vệ vì các kim loại này đều đứng trước Fe trong bảng tuần hoàn hóa học. Trong hệ luôn tồn tại dòng điện một chiều đi qua giữa anốt và catốt, xuất phát từ sự chênh lệch điện thế giữa hai kim loại khác nhau trong môi trường tồn tại dung dịch điện phân là nước hoặc
do bị áp đặt từ nguồn điện một chiều bên ngoài.
Chúng ta có thể thấy một dạng chống ăn mòn catốt phổ biến nhất, được ứng dụng rộng rãi hiện nay như: trụ điện chiếu sáng, cầu cảng, tháp điện lực, ống nước…là phương pháp mạ kẽm nhúng nóng.
Tại sao mạ kẽm nhúng nóng lại có tuổi thọ dài như vậy?
Các kết cấu kim loại sau khi đã được làm sạch bằng axit, hóa chất… được đưa vào các bể kẽm được nung nóng chảy ở nhiệt độ cao hình thành nên một màng chắn bao bọc kim loại. Lớp bảo vệ này chịu va đập, không thấm nước, chống tia cực tím…Muốn ứng dụng phương pháp này đòi hỏi phải đầu tư một dây chuyền khép kín với chi phí khá cao.
Bên cạnh đó một phương pháp mạ kẽm vô cùng hiệu quả đã được sử dụng trên thế giới hơn 50 năm qua đó là phương pháp phun phủ kim loại
 .
Hàng năm, gần 50% lượng kẽm trên thế giới được dùng vào việc bảo vệ sắt thép .

BIỆN PHÁP PHUN LỚP PHỦ POLYUREA BẢO VỆ
Phun phủ polyurea có thể được áp dụng ngay cả với điều kiện nhiệt độ rất thấp hoặc điều kiện độ ẩm cao có sự hiện diện của hơi ẩm mà không làm ảnh hưởng đến bất kỳ đặc tính kỹ thuật nào của vật liệu. Độ dính bám riêng biệt của vật liệu tùy thuộc vào độ khô của bề mặt, việc vệ sinh bề mặt và khả năng tương thích, tiến độ thi công rất nhanh.
Lớp phủ polyurea thực sự là lớp màng phủ chống ăn mòn bảo vệ gần như  tuyệt đối các công trình ven, trên biển, những nơi thường xuyên phải tiếp xúc trực tiếp với axít, ba-zơ, muối và các hoạt chất ăn mòn khác.
Lớp màng Polyurera có độ dính bám rất cao trên hầu hết các loại bề mặt, với dải nhiệt độphục vụ ưu việt tuyệt đối từ 80 – 120 độ C, chịu tia cực tím, phong hóa trực tiếp mà không cần phải sử dụng bất cứ loại vật liệu nào che phủhoặc bảo vệ.
Vật liệu Polyurea là vật liệu hai thành phần và khi phun cần loại máy chuyên biệt để phun với tỉ lệ phối trộn cần độ chính xác cao .
 
BIỆN PHÁP BỌC COMPOSITE FRP (LINING FRP) BẢO VỆ
Đây là biện pháp rất tối ưu vì vừa bảo bảo vệ chống ăn mòn , vừa gia cường cho kết cấu sắt thép . Chịu được các loại axit đậm đặc và các bazo mạnh mà các loại vật liệu trên không đáp ứng được .
 
Dưới đây mình xin trích bài báo cáo của một người anh trong ngành :
 

Bọc composite FRP - Lining FRP để tăng tuổi thọ cho các kết cấu thép Cacbon làm việc trong môi trường biển

Vật liệu Composite Vật liệu Composite Phương pháp gia công lớp phủ composite bảo vệ được sử dụng là phương pháp trát lớp bằng tay có sử dụng lớp lót Primers để tăng độ bám dính của lớp phủ composite lên trên nền thép cần bảo vệ 1. Đối tượng nghiên cứu Vật liệu composite có khả năng bảo vệ chống ăn mòn các kết cấu thép làm việc trong môi trường biển. Vật liệu composite theo yêu cầu phải kín, không ngấm nước, chịu được một số tải trọng tác dụng nhất định, ít bị phá hủy theo thời gian, đặc biệt phải bám dính tốt vào bề mặt thép cần bảo vệ khi làm việc trong môi trường biển. 2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu dựa trên kết quả thực nghiệm để kiểm chứng việc phân tích và lựa chọn các thành phần vật liệu theo lý thuyết, nội dung tiến hành thực nghiệm như sau: - Dựa vào kinh nghiệm thực tế và kết quả nghiên cứu [2], tỉ lệ phần trăm sợi và nền theo thực nghiệm đảm bảo vật liệu đạt độ bền cao nhất, đồng thời đảm bảo kín nước theo tỉ lệ: 40% sợi + 60% resin, với tỉ lệ xúc tác bằng 10% khối lượng resin. - Phương pháp xử lý bề mặt để tăng độ bám dính của lớp phủ composite lên bề mặt thép cần bảo vệ: + Phun cát tạo độ nhám bề mặt đạt giá trị trung bình là: 60mm [6]. + Phốt phát hóa bề mặt sau khi tạo nhám vừa làm sạch bề mặt, cộng với sự có mặt của H3PO4 sẽ tác dụng làm thụ động bề mặt thép (tăng khả năng chống ăn mòn) [3]. Với các lựa chọn xử lý trên, số mẫu tiến hành thí nghiệm như sau: - Thực nghiệm cơ tính: kéo, uốn, va đập - mỗi loại 5 mẫu: 3 x 5 = 15 mẫu. - Thực nghiệm độ bám dính: mẫu được xử lý sạch và tạo độ nhám bằng phun cát, phủ composite, gồm loại phủ composite và loại phủ composite + lớp lót primers Swancor 984M - mỗi loại 5 mẫu: 2 x 5 = 10 mẫu. - Thực nghiệm ăn mòn và hấp phụ nước: loại mẫu được phủ 1 lớp Mat, 1 lớp lụa và mẫu 2 Mat, 1 lụa + 2 phương pháp xử lý mẫu (không phốt phát hóa và phốt phát hóa) - mỗi loại 6 mẫu: 2 x 2 x 6 = 24 mẫu. Tổng số lượng mẫu là: 49 mẫu. 3. Kết quả nghiên cứu - Kiểm tra cơ tính vật liệu composite được thực hiện tại Viện nghiên cứu chế tạo tàu thủy - Trường ĐH Nha Trang trên thiết bị thử kéo, uốn, của Anh: HOUNSFEILD H50K - S, thử va đập của Mỹ: Tinius Olsen, thang đo từ 0 ÷ 460 Jun. Phương pháp thử: TCVN 6282 - 2003. Kiểm nghiệm cơ tính nhằm xác định tải trọng mà lớp phủ bảo vệ có thể chịu được. - Kiểm nghiệm bám dính mục đích xác định khả năng bám dính của lớp phủ composite với vật liệu nền cần bảo vệ. Phương pháp thử theo ASTM D1876 - 95, trên thiết bị thử kéo, uốn của Anh: SANS - CHT - 4206. - Việc đánh giá sự thay đổi tính năng bảo vệ mẫu sau mỗi chu kỳ thử nghiệm có thể tiến hành bằng phương pháp điện hóa như nhiễu điện hóa (electrochemical noise) hay tổng trở điện hóa (electroimpedance)... Phương pháp tổng trở điện hóa được sử dụng rộng rãi bởi vì nó khá đơn giản và hữu hiệu [4]. Đo tổng trở điện hóa trên thiết bị đo tổng trở điện hóa - kiểm tra ăn mòn Auotlab PGS.30. 4. Kết luận Với lớp phủ làm từ vật liệu composite sợi thủy tinh, nhựa vinyleste có các thành phần vật liệu theo tỉ lệ 40% sợi/60 nhựa, khối lượng xúc tác bằng 10% khối lượng nhựa hoàn toàn đáp ứng được các chỉ tiêu về biến dạng tương đối (e) so với thép, và chỉ tiêu độ bền (s) mà yêu cầu đề tài đặt ra. Ngoài ra với lớp phủ composite, bề mặt làm việc của kết cấu thép có thể chịu được năng lượng va đập đến 5.2 J mà không bị bong tróc. Để tăng khả năng bám dính của lớp phủ vào thép, có thể sử dụng lớp lót Swancor 984M làm “keo dán”. Với lớp lót này, khả năng bám dính của lớp phủ được tăng lên đáng kể (tăng >2,4 lần so với lớp phủ composite không có lớp lót). Đồng thời với việc sử dụng lớp lót thì chuẩn bị bề mặt thép đạt độ nhám theo quy định cũng có ý nghĩa vô cùng quan trọng để nâng cao độ bám dính của lớp phủ vào kết cấu thép. Để tăng khả năng bảo vệ của lớp phủ, bảo vệ kết cấu thép lâu bị ăn mòn nhất, cần phải phốt phát hóa kết cấu thép cần phủ trong dung dịch phốt phát H3PO4. Lớp phủ này có tác dụng làm thụ động hóa bề mặt thép, đồng thời giúp liên kết tốt hơn giữa lớp phủ composite và bề mặt kết cấu thép cần bảo vệ. Với các kết quả đạt được nêu trên, chúng ta nhận thấy với vật liệu composite có các thành phần được lựa chọn như trong đề tài nghiên cứu hoàn toàn có thể sử dụng để bọc phủ bảo vệ các kết cấu thép làm việc trong môi trường biển.

 
Để biết thêm thông tin , tư vấn chọn giải pháp chống ăn mòn phù hợp nhất và cung cấp dịch vụ thi công chuyên nghiệp và uy tín . Xin vui lòng liên hệ với chúng tối :

CÔNG TY TNHH COMPOSITE THUẬN PHÚ
Vp : Số 02 , đường TX24 , p. Thạnh Xuân , Quận 12 , HCM
Nhà máy : số 179T3 , đường 154 , KP3 , p Tân Phú , Quận 9 , HCM








Ks Nguyễn Chánh Tín
Project Manager
Hp: 0933418723
 

Thứ Sáu, 12 tháng 4, 2013

chống ăn mòn cho bê tông

Muốn chống ăn mòn cho bêtong người ta có nhiều cách và một trong những cách cơ bản nhất là dùng phụ gia chống ăn mòn trộn vào vữa betong . Nhưng đó chỉ là trường hợp bề mặt betong tiếp xúc với tác nhân ăn mòn nhẹ . Nếu tiếp xúc với tác nhân ăn mòn mạnh như dung dịch nước chứa nhiều axit hay bazo mạnh như của các nhà mày xi mạ , sản xuất sắt thép , tẩy rửa , vi mạch , nhiệt điện, sản xuất giấy , sản xuất đạm... hay các hồ , bể betong chứa hoá chất thì sao ?

Muốn giải quyết vấn đề này thì tôi có một cách :
- Tạo một lớp màng bao phủ hết bề mặt bêtong - không cho tác nhân ăn mòn tiếp xúc với bêtông .
 Vậy muốn không cho nó tiếp xúc thì lớp màng này phải kín và chống thấm tuyệt đối .


Màng chống thấm - chống ăn mòn  composite



1. Nguyên lý

Màng chống thấm composite là vật liệu không ưa nước, cấu thành từ nhựa nền (keo composite) và vật liệu gia cường (vải thủy tinh). Vì vậy, màng chống thấm composite hình thành có tính chất ngăn cản gần như tuyệt đối sự xâm thực của nước và hoá chất.

2. Nguyên liệu

Ø 2.1 Keo chống thấm - chống ăn mòn  composite

Keo composite có bản chất không ưa nước nên khi tạo màng, có khả năng ngăn chặn nước xâm nhập rất hiệu quả. Keo chống thấm này khi được gia cường bằng vải CMS và tissue sẽ có độ bền cơ, độ bền môi trường cao hơn và tính ổn định cao đối với môi trường khắc nghiệt bên ngoài.

Màng chống thấm composite được sử dụng thuận lợi trong chống thấm tầng hầm (nền, tường), nền khu vệ sinh, chống thấm mái nhà, sửa chữa chống thấm mái tôn bị dột. Chống ăn mòn bể xử lí nước thải , bể chứa hoá chất , sàn betong tiếp xúc hoá chất , bề mặt kim loại tiếp xúc hoá chất.

- Keo polyester dùng tạo màng composite chống thấm.
- Keo Vinyl Ester dùng tạo màng composite chống ăn mòn

Ø 2.2 Vải Tissue gia cường chống thấm

Vải tissue là hệ vải thủy tinh siêu mỏng, mềm, đường kính sợi nhỏ (16µm) đã được xử lý bề mặt, có binder (acrylic) liên kết sợi, gia cường cho lớp keo chống thấm khi đưa vào, tạo nên bề mặt có chất lượng cao, chống chịu môi trường ăn mòn, kéo dài tuổi thọ cho lớp chống thấm. Vải thủy tinh dạng tissue tăng độ linh động cao cho màng chống thấm, tạo nên tính đàn hồi, co giãn tốt, chống chịu được những ứng suất gia tăng lên bề mặt chống thấm trong suốt quá trình sử dụng. Hơn nữa, việc sử dụng vải tissue sẽ làm giảm tối đa khả năng hình thành bọt khí trong lòng và trên bề mặt của lớp chống thấm, tạo nên độ bền cơ học cao cho lớp chống thấm, đáp ứng đa dạng các ứng dụng trong chống thấm.

= > - Màng chống thấm composite có độ bền cao nhất sau khi được đóng rắn hoàn toàn.

- Việc điều chỉnh thời gian thi công (gel hóa) nhanh hay chậm có thể thực hiện thông qua lượng chất xúc tác đưa vào, thông thường từ 0.8 - 1% về khối lượng so với keo (khi thi công trong nhà) và khoảng 0.5-0.6% khi thi công trên mái nhà, mái tôn.

- Tuy nhiên để tăng hiệu quả chống thấm , mình nên sử dụng 1 hoạc 2 lớp vải thuỷ tinh CSM 300/450 trước khi dùng lớp vãi tissue cuối cùng.

 


3. Hiệu quả

- Thi công nhanh, gọn (giảm 2/3 thời gian so với các phương pháp chống thấm thông thường)

- Tương đối dễ sử dụng, áp dụng trên mọi địa hình, kết cấu bề mặt công trình

- Chất lượng cao, chi phí tương đối thấp nên giá thành cạnh tranh

- Ổn định lâu dài, tồn tại theo tuổi thọ công trình

- Ứng dụng cho chống thấm mái nhà, khu vệ sinh, khu hầm và móng, khe lún

- Bảo hành 12 - 24 tháng



4. Cách thức chung

- Xử lý sạch, khô bề mặt cần chống thấm

- Phủ lớp mỏng keo composite (có phụ gia) đầu tiên để tạo chân bám

- Phủ keo có chứa vải thủy tinh CSM 300/450 hình thành độ dày màng chống thấm.

- Phủ keo và sợi thuỷ tinh siêu mỏng lên, hình thành màng chống thấm chất lượng cao.

- Phủ keo và wax bóng ció chứa phụ gia chống tia UV.

- Xử lý bề mặt cuối cho phù hợp với các yêu cầu tiếp theo.


  Vídeo thi công :







Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ :





CÔNG TY TNHH COMPOSITE THUẬN PHÚ
Vp : Số 02 , đường TX24 , p. Thạnh Xuân , Quận 12 , HCM
Nhà máy : số 179T3 , đường 154 , KP3 , p Tân Phú , Quận 9 , HCM







Ks Nguyễn Chánh Tín
Hp : 0933418723
Mail : chanhtinbk0501@mail.com
Sales Manager
WWW.BOCCOMPOSITE.COM